Skip to main content

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG XÃ MỸ KHÁNH

THUYẾT MINH

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG

XÃ MỸ KHÁNH, THÀNH PHỐ LONG XUYÊN,

TỈNH AN GIANG

--------***-------

CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU

      I. LÝ DO, SỰ CẦN THIẾT LẬP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

         - Xã Mỹ Khánh nằm ở phía Tây của thành phố Long Xuyên. Diện tích tự nhiên là 971,41 ha (theo niêm giám thống kê năm 2020); dân số 11.325 người (năm 2020) . Với vị trí địa lý thuận lợi cho dịch vụ - thương mại, du lịch lại có tiềm năng sản xuất nông nghiệp, xã Mỹ Khánh là một trong những địa bàn trọng điểm cung ứng thực phẩm cho dân cư đô thị.

      - Mỹ Khánh là xã vùng ven thuần nông của TP. Long Xuyên, nằm ngay ngã ba giữa TP. Long Xuyên với huyện Thoại Sơn và huyện Châu Thành. Toàn xã có diện tích tự nhiên trên 958ha, với 2.815 hộ, 11.604 nhân khẩu. Đa số người dân sống bằng nghề nông, số còn lại hoạt động dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ.

    - Mỹ Khánh là một trong 2 xã chưa đô thị hóa của thành phố Long Xuyên (Mỹ Khánh và Mỹ Hòa Hưng), có điều kiện để phát triển đô thị khi đường tránh Long Xuyên đang xây dựng và các dự án đang chuẩn bị đầu tư (Khu đô thị mới Bình Khánh qui mô 131,7ha của Tập đoàn T&T và Khu đô thị Sao Mai qui mô 33,5 ha). Do thời gian quy hoạch xã nông thôn mới đã hơn 10 năm và điều kiện thực tế có nhiều thay đổi cần phải cập nhật bổ sung cũng như định hướng mới về chiến lược phát triển sớm đưa Mỹ Khánh thành khu vực đô thị hóa để nâng cấp xã Mỹ Khánh lên Phường, đó là lý do cần thiết và cấp bách để lập qui hoạch điều chỉnh.

     II. CÁC CƠ SỞ LẬP QUY HOẠCH

       2.1. Các văn bản pháp lý:

       2.1.1. Các văn bản chuyên ngành:

      - Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14 ngày 29/11/2018 của Quốc hội;

      - Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 đã được Quốc hội khóa 14 thông qua ngày 24/11/2017;

       - Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

       - Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 08 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

        - Căn cứ Thông tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn;

       - Căn cứ Thông tư số 32/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn;

      - Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị;

      - Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn;

      - Căn cứ Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc xác định và quản lý chi phí lập, thẩm định quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

     - Căn cứ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 01:2021/BXD về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng;

    - Căn cứ Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020 (theo Quyết định số 3379/QĐ-UBND ngày 28/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh).

     - Căn cứ Biên bản họp ngày 11/7/2022 của Ủy Ban nhân dân xã Mỹ Khánh, về việc ý kiến về điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Khánh giai đoạn 2021 - 2025.

       2.1.2. Các văn bản có liên quan:

     - Căn cứ Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 01/10/2013 của UBND thành phố Long Xuyên, về việc phê duyệt điều chỉnh một phần đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang;

      - Căn cứ Quyết định số 174/QĐ-UBND ngày 25/02/2016 của UBND thành phố Long Xuyên, về việc phê duyệt điều chỉnh một phần đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên;

     - Căn cứ Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 21/06/2016 của UBND thành phố Long Xuyên, về việc phê duyệt điều chỉnh một phần đồ án Quy hoach xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên;

      - Căn cứ văn bản 3666/VPUBND-KTN ngày 19/07/2021 của UBND tỉnh An Giang về công nhận tiêu chí 1;

      - Căn cứ văn bản số 2466/SXD-QLN&HTKT ngày 21/07/2021 của Sở Xây dựng về việc khẩn trương hoàn thành tiêu chí 1 về quy hoạch đối với 10 xã đăng ký công nhận NTM trong năm 2021;

      - Căn cứ Công văn 1194/QLĐT-QH ngày 23/07/2021 của Phòng Quản lý đô thị TP.Long Xuyên về việc kiến nghị lập và thẩm định, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch nông thôn mới xã Mỹ Khánh;

      - Căn cứ Quyết định số 1307/QQD9-UBND ngày 04/11/2011 của UBND thành phố Long Xuyên, về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang;

     - Căn cứ Quyết định số 1005/QĐ-UBND ngày 08/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành bộ tiêu chí xã NTM nâng cao giai đoạn 2018 - 2020;

     - Căn cứ Công văn 3723/UBND-KT ngày 28/07/2021 của UBND TP.Long Xuyên về việc  lập và thẩm định, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch nông thôn mới xã Mỹ Khánh;

     - Căn cứ Thông báo 1638/TB-SXD ngày 28/07/2021 của Sở xây dựng về việc hướng dẫn lập và thẩm định, phê duyệt quản lý Quy hoạch nông thôn trên địa bàn tỉnh AG;

    - Căn cứ Quyết định số 305a/QĐ-UBND ngày 29/9/2021 của UBND xã Mỹ Khánh, về việc phê duyệt dự toán - Phương án khảo sát địa hình điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Mỹ Khánh.

     - Căn cứ Quyết định số 332/QĐ-UBND ngày 11/02/2022 của UBND thành phố Long Xuyên, về việc phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

     - Căn cứ Thông báo kết luận số 169/TB-VP ngày 11 tháng 11 năm 2022 của văn phòng UBND thành phố Long Xuyên, về kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Đặng Thị Hoa Rây tại buối làm việc với các đơn vị có liên quan để nghe báo cáo thông qua điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã Mỹ Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đến năm 2030.

      2.2. Các tài liệu, cơ sở khác:

     - Các tài liệu, số liệu về kinh tế xã hội, sử dụng đất trên địa bàn xã.

    - Bản đồ hiện trạng giải thửa sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất xã Mỹ Khánh và bản đồ nền địa hình Khu vực trung tâm xã Mỹ Khánh tỷ lệ 1/500.

    III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, TÍNH CHẤT

     3.1. Mục tiêu:

    - Xác định lại mục tiêu phát triển là đô thị hóa.

    - Cập nhật đầy đủ các dự án và đề xuất các tiềm năng, hướng phát triển.

     - Đề xuất các khung hạ tầng kỹ thuật để làm động lực phát triển nhanh.

      3.2. Nhiệm vụ:

    - Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang đến năm 2035 đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2575/QĐ-UBND ngày 24/10/2019, về việc phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang đến năm 2035.

     - Cụ thể hóa 19 tiêu chí NTM vào quy hoạch xây dựng NTM Xã. Chú ý tiếp cận các thay đổi đang diễn ra về nội dung tiêu chí.

    - Quy hoạch và kết nối mạng lưới dân cư trên địa bàn Xã, phù hợp với phong tục, tập quán và lối sống của người dân.

    - Hiện đại hóa bộ mặt nông thôn trong thời kỳ CNH-HĐH.

    - Quy hoạch xây dựng hệ thống HTKT, HTXH phù hợp với tiêu chuẩn và đáp ứng yêu cầu sử dụng của người dân.

    - Quy hoạch phân vùng sản xuất, góp phần hợp lý hóa cây trồng - vật nuôi, tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy phát triển KT-XH và phát triển có tính bền vững.

    - Xây dựng phương án khai thác, sử dụng hiệu quả quỹ đất, đảm bảo sự phát triển bền vững.

    - Quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng các yêu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, góp phần phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

    - Quy hoạch hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và nâng cao năng suất.

    - Đánh giá hiện trạng, rà soát để đưa ra đánh giá chung và các vấn đề cần giải quyết.

   - Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

    - Đề xuất định hướng phát triển không gian, định hướng sử dụng đất, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật.

    - Làm cơ sở pháp lý cho việc lập các đề án, dự án đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.

    - Là cơ sở pháp lý cho việc quản lý, đầu tư xây dựng và hướng phát triển giai đoạn 2021 – 2025 và giai đoạn 2026-2030.

     3.3. Tính chất:

    - Định hình phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã Mỹ Khánh một cách đồng bộ cũng như phù hợp với định hướng chung của tỉnh, của thành phố Long Xuyên.

   - Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Hướng đến một đô thị hiện đại, văn minh và phát triển một cách bền vững.

   - Bảo vệ môi trường thiên nhiên và cảnh quan chung.

   - Bảo tồn, tôn tạo các di tích, các công trình văn hóa.

   - Tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, đầu tư xây dựng có hiệu quả và đúng qui định.

    IV. QUI MÔ, PHẠM VI VÀ RANH GIỚI LẬP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

      4.1. Phạm vi ranh giới điều chỉnh quy hoạch: Vị trí lập quy hoạch thuộc toàn bộ địa giới hành chính của xã Mỹ Khánh, có tứ cận như sau:

     - Phía Đông Nam giáp phường Mỹ Hòa (kênh Rạch Giá - Long Xuyên);

     - Phía Bắc và Đông Bắc giáp phường Bình Khánh và một phần phường Bình Đức;

     - Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Hòa Bình Thạnh, Huyện Châu Thành;

     - Phía Tây và Tây Nam giáp xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành.

     4.2. Qui mô, dự báo dân số và thời hạn quy hoạch:

     4.2.1. Quy mô: Theo niên giám thống kê năm 2020

     - Diện tích đất: 971,41 ha (9,714 km2).

     - Dân số hiện trạng năm 2020: khoảng 11.325 người.

       4.2.2. Dự báo quy mô dân số dự kiến:

        + Năm 2020: 11.325 người (theo niên giám thống kê 2020).

        + Năm 2025: 11.600 tăng 0,3%/năm.

        + Năm 2030: 13.000 người (năm định hình cùng quy hoạch thành phố Long Xuyên).

      4.2.3. Thời gian quy hoạch:

     - Thời gian quy hoạch chung là 10 năm : 2020 - 2030.

     - Phân kỳ quy hoạch là: 5 năm.

 

 

 

dghc1

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP

        I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA XÃ

       1.1. Vị trí địa lý:

      - Mỹ Khánh nằm ở phía Tây Bắc TP.Long Xuyên tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã 971,41 ha (theo niên giám thống kê năm 2020). Địa giới hành chính được phân chia thành 04 ấp: ấp Bình Khánh, ấp Bình Hòa, ấp Bình Hòa 1 và ấp Bình Hòa 2, tổng số dân theo số liệu được công bố năm 2020 là 11.325 người với 2.897 hộ dân, mật độ dân số 1.166 người/km2có tứ cận như:

    - Phía Đông Nam giáp phường Mỹ Hòa (kênh Rạch Giá - Long Xuyên);

     - Phía Bắc và Đông Bắc giáp phường Bình Khánh và một phần phường Bình Đức;

     - Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Hòa Bình Thạnh, Huyện Châu Thành;

     - Phía Tây và Tây Nam giáp xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành.

 

dghc2

       1.2. Khí hậu:

       Mang đặc tính chung của vùng Đồng bằng Nam Bộ, là khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa tương đối ổn định, nhiều mưa và nóng ẩm quanh năm, rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây trồng nhiệt đới.

        1.2.1. Nhiệt độ:

       Nhiệt độ trung bình trong năm tương đối điều hòa, độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất không lớn lắm, dao động trong khoảng từ  2 ¸ 30C.

      1.2.2. Mưa:

      Chế độ mưa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt:

     + Mùa mưa từ tháng 05 ¸ tháng 11. Số ngày mưa chiếm 86% và lượng mưa chiếm từ 90 ¸ 93% tổng lượng mưa cả năm.

     + Mùa khô từ tháng 12 ¸ tháng 04 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 7 ¸ 10% tổng lượng mưa cả năm. Số ngày mưa có tháng chỉ 1 ¸ 3 ngày (tháng 1, 2, 3) điển hình cho tính chất khô hạn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

        1.2.3. Độ ẩm:

      Độ ẩm thay đổi theo mùa, độ ẩm bình quân hàng năm khá cao khoảng 82% rất thích hợp cho sự phát triển của cây lúa và hoa màu.

     Độ ẩm lớn nhất trong năm đạt từ 85 ¸ 87% (vào khoảng tháng 10), độ ẩm thấp nhất trong năm đạt từ 75% (vào khoảng tháng 3 ¸ 4).

     1.2.4. Gió:

      Mang đặc tính chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 hướng gió chính. Trong khu vực Đồng bằng Nam Bộ do địa hình được che chắn bởi vịnh Thái Lan nên không thường xuyên bị mưa bão như các khu vực khác, thỉnh thoảng chỉ chịu ảnh hưởng một vài trận bão trong khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Giông xảy ra khá nhiều trong năm, hàng năm từ 100 ¸ 140 ngày có giông, tập trung nhiều nhất vào các tháng 7 và 8.

    1.3. Địa chất:

     Mang đặc tính chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long với địa chất công trình không đồng nhất và phức tạp. Qua tài liệu khoan khảo sát khi xây dựng các công trình trong khu vực lân cận cho thấy nền đất yếu .

     Mực nước ngầm ổn định từ 1,2 – 2m so với mặt đất tự nhiên. Do đó trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện đầu tư xây dựng các công trình cụ thể cần thiết phải khoan khảo sát địa chất để có cơ sở tính toán, thiết kế nền móng phù hợp, tăng độ ổn định cho công trình.

     1.4. Thuỷ văn:

    Chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Hậu với mùa lũ hàng năm vào tháng 9 – 10 – 11. Đỉnh lủ cao nhất là +2.650, mực nước thấp dần về phía nội đồng.

    1.5. Thực trạng môi trường:

     1.5.1. Hiện trạng môi trường nước :

     a. Nguồn nước mặt:

      - Xã Mỹ Khánh có một mặt phía Đông Nam tiếp giáp với rạch Long Xuyên với đường bờ sông tương đối dài. Bên cạnh đó, xã lại có hệ thống kênh rạch chằng chịt với một số tuyến kênh tạo nguồn chính như Kênh Thầy Lộc, Mương Thụy, Bà Yến, Mương Huề, kênh mương nội đồng nên nguồn nước mặt của xã rất dồi dào. Chất lượng nước kênh rạch nội đồng ở mức tưới tiêu và phục vụ cho giao thông thủy.

      - Các kênh dẫn nước từ Rạch Long Xuyên vào nội đồng nên chịu ảnh hưởng chặt chẽ của chế độ nước sông MeKông, chế độ bán nhật triều. Trong ngày có 2 lần triều lên và 2 lần triều xuống.

      b. Nguồn nước ngầm:

     - Hiện nay nguồn nước ngầm của xã chưa được quan tâm khai thác nhiều, chủ yếu là các giếng khoan quy mô hộ gia đình. Nguyên nhân của sự hạn chế này một phần do xã đã có nguồn nước mặt dồi dào đủ phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, một phần do chất lượng nguồn nước ngầm thường không ổn định còn phụ thuộc vào vị trí và độ sâu mỗi giếng khoan. Nước ngầm chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

      1.5.2. Hiện trạng môi trường không khí:

     - Trong những năm qua hoạt động nông nghiệp, trồng trọt tại xã Mỹ Khánh không ngừng gia tăng về sản lượng, theo đó là sự gia tăng liều lượng và chủng loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. Công tác thu gom, lưu giữ và xử lý các loại hóa chất, vỏ bao bì hóa chất bảo vệ thực vật nhiều nơi thải bỏ ngay tại đồng ruộng, chưa được thu gom triệt để, từ đó phát sinh mùi, khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

       - Trong năm 2020, tỉnh An Giang đã thực hiện quan trắc môi trường không khí tác động từ các hố chôn lấp heo bị bệnh dịch tả heo Châu Phi. Nhìn chung chất lượng môi trường không khí tại khu vực hố chôn lấp heo bệnh trong đợt tháng 3/2020 theo các thông số đặc trưng đảm bảo tốt theo quy chuẩn Việt Nam hiện hành và chưa có dấu hiệu ô nhiễm tại thời điểm quan trắc.

       1.6.3. Hiện trạng môi trường đất:

      - Các tác động chính ảnh hưởng đến chất lượng đất tại xã Mỹ Khánh gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các khu vực bãi chôn lấp rác thải...làm cho môi trường đất bị suy thoái và tích trữ các kim loại nặng nguy hại trong đất, hàm lượng chất hữu cơ trong đất cũng có nhiều biến đổi, tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc, thời tiết hàng năm mà hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất thay đổi.

      1.6.4. Hiện trạng môi trường sinh thái:

      a. Hệ sinh thái nông nghiệp

       - Hệ thực vật thường thấy và chủ yếu như lúa, cỏ lông công, cỏ đuôi phụng, cỏ lác, cỏ chát, cỏ bấc, cỏ ống; Hệ động vật thường thấy như cua đồng, ốc bưu vàng, ốc đắng, tép, cá rô phi, cá lóc, cá sặc bướm...Ngoài ra còn xuất hiện một số động vật vãng lai là các loại chim nước kếm ăn như cò trắng, cò nàng, óc cau, gà nước...

        - Mỹ Khánh là một xã vùng nông thôn thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên thảm thực vật chủ yếu là cây trồng hàng năm. Toàn xã hiện có 971,41 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 729,85 ha; nuôi trồng thủy sản 30,44 ha; đất chuyên dùng 100,25 ha.

       - Ngoài ra hệ thống giao thông thủy nội đồng cũng góp phần phục vụ tốt cho hạ tầng nông nghiệp của địa phương. Vấn đề môi trường nơi đây chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi phương thức canh tác, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ nhựa và bao bì phân bón...

       b. Hệ sinh thái đất ngập nước theo kênh gạch tự nhiên:

       - Hệ sinh thái này gồm sinh cảnh ven bờ ao và hành lang thực vật ven sông, sinh cảnh bãi bồi, cồn cát. Là một xã nằm cạnh rạch Long Xuyên và có nhiều kênh rạch nhỏ, vì vậy nguồn lợi thủy sản trên sông rất phong phú và đa dạng. Hơn nữa, chất lượng nguồn nước của sông rất tốt tạo điều kiện cho việc phát triển nghề nuôi cá, đặc biệt là nghề nuôi cá ao hầm của địa phương gồm 1 bè và 4ha ao hầm chủ yếu nuôi cá như: cá nàng hai, cá lóc, cá trê, cá mè hoa...nông dân có lãi nhưng không nhiều.

     c. Hệ sinh thái nông thôn:

     - Hệ sinh thái này gồm khu dân cư, công viên cây xanh, cảnh quan làng xã, khu văn hóa lịch sử. Mỹ Khánh tiếp giáp rạch Long Xuyên có khí hậu mát mẻ, trong lành, hài hòa giữa con người và thiên nhiên...Vì vậy mà dân cư sinh sống tập trung đông đúc. Với sự tập trung dân cư như thế, cần phải tăng cường việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khu xử lý rác tập trung và đặc biệt là có biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái trong lành để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của người dân.

     - Tuy nhiên do đặc điểm dân cư sống ven theo các trục kênh rạch, nên việc quản lý tập quán đưa chất thải xuống kênh gạch gặp rất nhiều khó khăn và môi trường tự nhiên cũng đang bị ô nhiễm do việc sử dụng phân, thuốc hóa học với số lượng lớn trong mỗi mùa vụ canh tác; Việc sử dụng chất hóa học để cải tạo ao nuôi, các hóa chất làm sạch môi trường nước cục bộ, lạm sát thủy sản ở các kênh rạch đã làm ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. Đặc biệt là các khu tiểu thủ công nghiệp như: nhà máy xay xát, nhà máy nước đá, trại cưa cây...

      1.5.5. Biến đổi khí hậu và thiên tai:

     a. Sạt lở đất:

    - Trong giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn xã Mỹ Khánh có sạt lỡ bờ kênh Rạch Giá - Long Xuyên, thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các đoạn có nguy cơ sạt lở để kịp thời có giải pháp gia cố nhằm làm giảm bớt thiệt hại do sạt lở đất gây ra.

     b. Lũ lụt:

     - Mặc dù xã Mỹ Khánh nằm trong vùng ít chịu tác động bởi bão nhưng lại chịu ngập lụt do triều cường sông Cửu Long chảy về hạ lưu lớn và diễn ra thường xuyên, kèm theo địa hình đồng bằng thấp, nguyên nhân gây ra sạt lở ở những khu vực chịu lực kém.

      - Tác động triều cường sông Cửu Long khiến cho hiện tượng ngập úng, sạt lở diễn ra ngày càng phức tạp và bất thường, bất kể mùa mưa hay mùa khô, thiệt hại năng suất nông nghiệp, của cải của người dân. Ngoài ra địa hình đồng bằng thấp cũng là nguyên nhân làm cho hiện tượng ngập úng diễn ra thường xuyên.

     - Mỹ Khánh hiện đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đê thi công kè sạt lở đường Bổn Sầm, Mương Tường (bờ phải) nên hạn chế phần nào ảnh hưởng của lũ lụt, tạo điều kiện để nông dân sản xuất thâm canh, tăng vụ.

      1.6. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên:

     1.6.1. Thuận lợi:

    - Điều kiện tự nhiên thuận lợi, ít chịu ảnh hưởng của bão.

   - Vùng đồng bằng có nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, màu mỡ, thuận lợi phát triển nền nông nghiệp đạt sản lượng và chất lượng cao. Tiếp giáp Rạch Long Xuyên thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa và giao thương bằng đường thủy.

   1.6.2. Khó khăn:

   - Cao trình mặt đất tự nhiên tương đối thấp tốn chi phí lớn cho việc san lấp mặt bằng làm tăng giá thành xây dựng kết cấu hạ tầng.

    - Kênh Rạch chằng chịt, chia cát vùng sản xuất làm manh mún quỹ đất và giao thông theo bờ Kênh Rạch khó khăn, phải xây dựng nhiều cầu.

     II. CÁC YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU

     2.1. Các yêu cầu về cơ sở để đánh giá và dự báo phát triển: Cơ sở để dự báo quy mô phát triển khu vực lập quy hoạch được căn cứ vào các nội dung điều tra khảo sát và đánh giá về bối cảnh phát triển của xã Mỹ Khánh, cụ thể:

     - Căn cứ vào các nghị quyết, chương trình hành động của Đảng ủy Thành Phố Long Xuyên về định hướng phát triển tất cả các lĩnh vực của Thành Phố.

     - Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất của xã Mỹ Khánh, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2020-2025).

     - Và các văn bản, tài liệu có liên quan khác.

     2.2. Điều tra thu thập dữ liệu, đánh giá hiện trạng, tình hình phát triển của xã:

     - Thu thập các tài liệu điều tra và đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã.

     - Các định hướng cấp thành phố đối với xã Mỹ Khánh .

     - Số liệu sử dụng đất và biến động từng loại đất.

     - Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên và tài liệu thống kê theo địa bàn hành chính xã:

     + Về phát triển kinh tế: Khái quát tình hình phát triển, cơ cấu kinh tế, hướng chuyển dịch....

     + Đánh giá thế mạnh, tiềm năng và hạn chế trong phát triển kinh tế.

     + Về phát triển dân cư: Quy mô và cơ cấu dân cư, về phân bố lao động, thực trạng đầu tư và phân bố công trình hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục- đào tạo, dịch vụ văn hóa- thương mại, du lịch...); tình hình tăng trưởng dân số.

     - Các tài liệu về các cơ sở sản xuất tập trung, các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, các khu sản xuất và phục vụ sản xuất nông nghiệp.

     - Thu thập các tài liệu, đánh giá về tình hình sạt lở bờ sông, bờ kênh, dòng chảy sông Rạch Giá - Long Xuyên tác động trực tiếp đến tình hình sạt lở trên địa bàn; ảnh hưởng của vấn đề sạt lở;

     - Thu thập các tài liệu đánh giá hiện trạng về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các điểm dân cư nông thôn.

     2.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính của xã:

     2.3.1. Nông nghiệp:

     a. Trồng trọt: Toàn xã gieo trồng được 1.039 ha, đạt 117.53 % kế hoạch, tăng 155 ha so cùng kỳ; trong đó diện tích lúa 786 ha (tăng 128 ha), hoa màu các loại gieo trồng đạt 75 ha (tăng 15 ha). Năng suất lúa bình quân các vụ ước đạt 15,2 tấn/ha, tăng 0,25 tấn/ha so cùng kỳ. Sản lượng lúa tính chung đạt 10.100 tấn, tăng 550 tấn so cùng kỳ. 

dghc3

 

     b. Khuyến nông: Xây dựng kế hoạch vận động tuyên truyền nông dân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp theo lộ trình Kế hoạch của UBND xã. Qua đó, đã vận động 04 hộ trồng cỏ dinh dưỡng nuôi bò; hoa thiên lý kết hợp hệ thống tưới phun tự động, diện tích 0,45 ha. Rà soát vùng nguyên liệu an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng (xã có một vùng nguyên liệu về trồng trọt là nông trại Phan Nam đã có giấy chứng nhận VietGAP và vùng nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGap (nuôi cá lóc).

     c. Chăn nuôi và thủy sản: Tình hình chăn nuôi ổn định. Tiếp tục theo dõi dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn xã. Đến nay đã cấp phát 15 lít thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại cho 27 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với diện tích 45.000 m2, đồng thời vận động tiêm phòng lở mòm long móng, H5N1 trên đàn gia súc, gia cầm số lượng 21.540 con. Trong năm, tổng diện tích thả nuôi mới là 01 bè và 04 ha ao hầm chủ yếu nuôi cá nàng hai, cá lóc, cá trê, cá mè hoa...; thu hoạch 3,8 ha ao hầm; luỹ kế tổng sản lượng thu hoạch đến nay là 937 tấn, nông dân có lãi nhưng không nhiều. Đa phần các hộ thu hoạch đều thả nuôi vụ mới.

     2.3.2. Thương mại - Dịch vụ:

     Các hộ mua bán tự phát khu vực tại Thông Lưu và Cái Chiêng đầu tư trang thiết bị về công tác PCCC, tham gia xử lý rác thải sinh hoạt theo quy định, đề xuất phân hạng chợ Mỹ Khánh (Loại 3) và đăng ký chợ văn minh thương mại.

dghc4

 

     2.3.3. Tài chính - Ngân sách:

     - Tính đến nay tổng thu 11.926/12.829 triệu đồng đạt 92,96% (trong đó các khoản tại xã đạt 126,30%); thu bổ sung cân đối thành phố 10.417/11.304 triệu đồng đạt 92,15%). Chi ngân sách 10.429/12.829 triệu đồng đạt 81,29%.

     2.4. Quản lý đất đai; đầu tư xây dựng cơ bản; tài nguyên, môi trường:

     2.4.1. Địa chính:

     Trong năm đã thực hiện 152 trường hợp gồm: xác nhận đối tượng trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp; tờ khai thuế đất phi nông nghiệp; chỗ ở hợp pháp; đề nghị cấp biển số nhà; thông báo miễn cấp phép xây dựng và thực hiện hồ sơ liên thông Bộ phận Một cửa thành phố. Phối hợp Đội Quản lý TTĐT kiểm tra lập biên bản 15 hộ xây dựng công trình lấn chiếm hành lang rạch Long Xuyên, Thông Lưu, Cái Chiêng, Ông Câu, Mương Tường, khu đại đoàn kết Sông Hồng, Chợ Mỹ Khánh. Tiếp đoàn kiểm tra thành phố về thực hiện các quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ, kết quả quản lý và xử lý việc khai thác lớp đất mặt trái phép trên địa bàn. Kết hợp Trung tâm PTQĐ kiểm kê thiệt hại đất đai thực hiện Dự án đường điện 110 KW; khảo sát giá đất để phục vụ bồi thường, hỗ trợ dự án kè Long Xuyên. Xây dựng kế hoạch vận động di dời, GPMB thi công công trình đường liên xã. Kết hợp Toà án thành phố 02 cuộc thẩm định giá tài sản tranh chấp đất đai của hộ dân ấp Bình Hòa 1. Tham mưu Ban Thường vụ, Đảng uỷ, cán bộ chủ chốt xã tổ chức lấy ý kiến quy hoạch SDĐ của xã gắn với quy hoạch thành phố giai đoạn 2021 - 2030. Phối hợp với Trung tâm PTQĐ thực hiện thống kê, rà soát, làm việc hộ dân bị ảnh hưởng diện tích đất, vật kiến trúc, cây ăn trái liên quan dự án đường liên xã.

     2.4.2. Xây dựng cơ bản: Thực hiện xây dựng công trình Văn phòng ấp Bình Hòa 2; thi công kè sạt lở đường Bổn Sầm, Mương Tường (bờ phải); lập hồ sơ thanh toán chi phí thiết kế, chi phí thi công đường Bà Bóng (bờ phải); trụ sở Công an xã. Thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư 02 công trình: xây dựng đường cầu Câu Quản, đường cầu Ông Câu (bờ phải). Thực hiện hồ sơ chuẩn bị đầu tư công trình xây dựng đường Ông Câu (bờ trái). Hỗ trợ BQL Dự án ĐTXD khu vực thực hiện 02 công trình xây dựng cầu Mương Ngươn; kè rạch Long Xuyên khu vực ấp Bình Khánh.

     2.4.3. Giao thông thủy lợi: Phối hợp với BQL Dự án ĐTXD khu vực kiểm tra kỹ thuật, nạo vét kênh Thầy Lộc; Mương Thụy, Bà Yến, Mương Huề; khảo sát cắm các biển báo tải trọng đường và cầu trên địa bàn xã. Khắc phục sạt lở 03 công trình: đường Bổn Sầm - Mương Tường (bờ phải); đường Ông Câu (bờ trái) đã hoàn thành. 

     2.4.4. Môi trường:

     - Thực hiện tổng vệ sinh, cảnh quang môi trường trên địa bàn xã; tổ chức trồng hoa, cây xanh tuyến đường liên xã để tạo cảnh quang xanh, sạch, đẹp. Tập trung vận động, hướng dẫn cho các chủ cơ sở SXKD dịch vụ trên địa bàn xã thực hiện các hồ sơ, thủ tục môi trường theo quy định. Tập trung công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, củng cố, kiện toàn các tuyến thu gom rác, cập nhật danh mục khu, điểm, cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý trên địa bàn. Thường xuyên theo dõi 12 trường hợp nuôi chim yến về quy định máy phát âm nhằm hạn chế gây tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt của hộ dân theo Nghị định số 13/NĐ-CP và Nghị định số 14/NĐ-CP của Chính phủ.

     2.4.5. Xây dựng nông thôn mới:

    - Xây dựng Kế hoạch lộ trình thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao; điều chỉnh thành viên BQL, Tổ giúp việc xây dựng nông thôn mới và ra quyết định phân công thành viên phụ trách thực hiện tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao năm 2021 theo kế hoạch của thành phố. Tập trung thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu chưa đạt như: Tiêu chí 4 (Điện); Tiêu chí 7 (Chợ); Tiêu chí 8 (Thông tin và Truyền thông); Tiêu chí 12 (Lao động qua đào tạo); Tiêu chí 13 (Hình thức tổ chức sản xuất). Củng cố và thực hiện hồ sơ minh chứng các tiêu chí đã đạt. Tổ chức kiểm tra hồ sơ minh chứng của các ngành phụ trách tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới, qua kiểm tra còn một số tiêu chí chưa củng cố hồ sơ đầy đủ phục vụ kiểm tra.

     2.5. Văn hóa - Xã hội:

     2.5.1. Giáo dục:

     - Về cơ sở vật chất, hầu hết các trường đã chuẩn bị đầy đủ phòng học, bàn ghế, cảnh quan trường học đã được quan tâm và cải thiện đáng kể đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học trong năm học mới này. Tỷ lệ huy động và bố trí lớp học cho học sinh khối Tiểu học, THCS đảm bảo đủ số lượng theo quy định. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay khối lớp dạy học bằng hình thức trực tuyến. Khối Mẫu giáo đang huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt trên 95% theo chỉ tiêu.

dghc5

 

     2.5.2. Y tế:

     - Công tác khám chữa bệnh: Tính đến nay, SXH, TCM xảy ra 11 ca, tăng 06 ca so với cùng kỳ. Công tác giám sát bệnh tại Trạm và địa bàn dân cư thực hiện chặt chẽ, không bỏ sót cas bệnh. Đã khám và điều trị chung các loại bệnh trên 16.837 lượt người (trong đó, y học dân tộc 1.306 lượt); tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt theo chỉ tiêu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia BHYT đạt 89,51% và đảm bảo ATVSTP…

     2.6. Lao động thương binh và xã hội:

- Công tác chăm lo cho các đối tượng BTXH, người có công được thực hiện thường xuyên và đúng theo quy định, cụ thể: Trợ cấp thường xuyên cho 497 đối tượng với số tiền trên 5,1 tỷ đồng; mai táng phí 20 trường hợp với số tiền 113,4 triệu đồng. Tặng quà, trợ cấp tết 341 đối tượng người có công, BTXH số tiền trên 2,01 tỷ đồng. Tiếp nhận 60 hồ sơ mới hưởng trợ cấp BTXH và hoàn chỉnh hồ sơ điều tra, thống kê 37 hộ gia đình với 44 đối tượng mức sống người có công và thân nhân liệt sĩ trên địa bàn xã. Tổ chức thăm và tặng quà gia đình TB-LS, chính sách tiêu biểu khó khăn cho 06 hộ với số tiền 09 triệu đồng. Thực hiện chi trả cho 62 đối tượng bán vé số lưu đọng, với số tiền 93 triệu đồng theo Nghị quyết 68 và lao động tự do cho 2.466 đối tượng với số tiền 3.699.000.000 đồng. Hoàn chỉnh hồ sơ rà soát cung lao động năm 2021. Tính đến nay, xã đã giới thiệu và giải quyết việc làm cho 485/500 lao động, đạt 97% so với kế hoạch.

     2.7. Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao:

     - Thực hiện sửa chữa hệ thống loa Đài truyền thanh bảo đảm truyền tải chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với người dân kịp thời và lắp đặt các panô tuyên truyền trực quang nội dung về lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, quản lý nhà nước, xây dựng Đảng; xây dựng nông thôn mới và bầu cử trên tuyến đường liên xã. Tập trung tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và công tác bầu cử; công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên Đài Truyền thanh xã. Thực hiện tốt công tác tiếp âm Đài PT-TH An Giang, Đài Truyền thanh thành phố.

     - Triển khai kế hoạch cho hộ gia đình đăng ký danh hiệu gia đình văn hóa năm 2021 để duy trì xã văn hóa nông thôn mới 05 năm liền. Qua đó, toàn xã có 2.587/2.751 hộ, đạt tỷ lệ 94,04% theo kế hoạch. Đồng thời tiến hành họp xét các danh hiệu gia đình văn hóa năm 2021, kết quả xét đạt 95,81%. Thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ minh chứng đời sống văn hóa giai đoạn 2017 - 2021 để tiếp đoàn kiểm tra của tỉnh, thành phố công nhận xã văn hóa nông thôn mới 05 năm liền.

 

dghc6

 

      III. HIỆN TRẠNG DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG

      3.1. Dân số và việc làm:

     3.1.1. Dân số:

     - Xã Mỹ Khánh có 04 ấp: Dân số khoảng 11.325 người (năm 2020) với 2.897  hộ dân, mật độ dân số 1.166 người/km2.

     3.1.2.          Việc làm:

- Toàn xã, có 6513/7237 lao động có việc làm thường xuyên, đạt tỷ lệ 90,04%. Trong đó, số lao động làm việc trên địa bàn xã là 450 lao động.

     3.2. Dự báo về quy mô dân số, lao động:

     3.2.1.          Dân số đến năm 2030:

     - Năm 2020                    : 11.325 người

     - Năm 2025                    : 11.600 người tăng 0,3%/năm

     - Năm 2030                    : 13.000 người (năm định hình cùng quy hoạch thành phố Long Xuyên).

     - Nếu các dự án đầu tư xây dựng kịp thời có khả năng tăng dân số đô thị Mỹ Khánh (trong địa giới quy hoạch thành phố Long Xuyên thêm 5.000 dân).

     3.2.2.          Lao động: 

     a. Đến năm 2025:

     - Tổng lao động              : 6.960 lao động

     b. Đến năm 2030: Tổng dân số trong độ tuổi lao động khoảng 7.800 lao động (68%), trong đó:

     - Nông nghiệp                : 15%

     - Công nghiệp xây dựng : 20%

     - Thương mại dịch vụ     : 65%

     IV.    HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG TỪNG LOẠI ĐẤT

Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2020 của xã: 971,41 ha, trong đó:

- Nhóm đất nông nghiệp: 729,85 ha; chiếm 7513 % tổng diện tích đất tự nhiên.

- Nhóm đất phi nông nghiệp: 30,44 ha; chiếm 3,13 % tổng diện tích đất tự nhiên.

TT

Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Đất nông nghiệp

729,85

75,13

2

Đất nuôi trồng thủy sản

30,44

3,13

3

Đất chuyên dùng

100,25

10,32

4

Đất ở

71,33

7,34

Tổng diện tích đất

971,41

100,00

(Nguồn: theo niên giám thống kê xã Mỹ Khánh năm 2020)

     V. HIỆN TRẠNG VỀ NHÀ Ở VÀ DÂN CƯ

     - Sự phân bố dân cư của xã Mỹ Khánh mang đặc điểm của khu vực Miền Tây Nam Bộ. Từ xa xưa, người dân đã sống rải rác ven con sông, rạch tự nhiên, các tuyến đường giao thông chính, dân số tập trung chủ yếu liên xã, ngành nghề chính là nông nghiệp, kinh tế chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế vườn, dịch vụ và buôn bán nhỏ.

     - Tính đến nay địa phương còn 188 hộ cận nghèo. Địa phương luôn quan tâm đến chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ hộ nghèo có điều kiện thoát nghèo bền vững theo tiêu chuẩn xét công nhận hộ nghèo tiêu chí mới. Kết hợp ngân hàng chính sách xã hội TP long xuyên, các hội đoàn thể địa phương xét và đề nghị cho 188 cận nghèo vay vốn để có nguồn vốn đầu tư chuyển đổi nghề, tạo thêm thu nhập, góp phần giải quyết việc làm, thoát nghèo bền vững.

     - Kết hợp kêu gọi xã hội hóa, các nhà từ thiện tham gia đóng góp hỗ trợ sửa chữa, cất mới nhà cho hộ cận nghèo, hộ khó khăn..

     - Địa phương thường xuyên tuyên truyền, vận động khuyến cáo các hộ dân có điều kiện mở rộng, nâng cấp nhà ở đạt diện tích và cơ cấu nhà đảm bảo 3 cứng, góp phần làm tăng tỷ lệ nhà đạt chuẩn và xóa không còn nhà tạm, dột nát trên địa bàn xã.

- Năm 2020 xây dựng 04 căn nhà đại đoàn kết, sửa chửa 1 căn.

     VI.    HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG

     6.1. Trụ sở cơ quan xã:

- Trụ sở UBND xã hiện tại được xây dựng năm 2020, diện tích đất các phòng chức năng, diện tích đang sử dụng tốt.

     6.2. Điểm phục vụ bưu chính viễn thông:

- Xã có 01 điểm phục vụ bưu chính viễn thông ở ấp Bình Hòa 2 (Bưu điện văn hóa xã Mỹ Khánh). Toàn xã có 04 ấp đều có dịch vụ viễn thông và internet. Riêng mạng 3G, 4G phủ sống rộng khắp trên địa bàn tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được các thông tin về kinh tế - chính trị - xã hội - khoa học kỹ thuật giải trí thông qua sử dụng điện thoại di động thông minh hiện đại như hiện nay thì việc truy cập Internet rất thuận tiện.

- Đài truyền thanh đáp ứng quy định về cơ sở vật chất đang hoạt động tốt trải đều trên 04 ấp đảm bảo tiếp âm phát sống Đài truyền thanh thị xã và tỉnh.

     6.3. Các công trình giáo dục:

- Mỹ Khánh có trường tiểu học, TH Lê văn Tám, Trường THCS Phan Văn Trị, trường Mẫu giáo Vành Khuyên. Bên cạnh, địa phương còn tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò Hội khuyến học.

     6.4. Trạm y tế xã:

- Xã hiện có 01 Trạm y tế được xây dựng vào năm 2010 với diện tích 623,1m2, trang bị dụng cụ, trang thiết bị góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và điều trị ban đầu cho bệnh nhân, được công nhận đạt chuẩn năm 2017 (theo Quyết định số 2088/QĐ-UB ngày 20/1/2017 của UBND tỉnh An Giang).

     6.5. Các công trình Văn hóa Thể dục – Thể thao:

- Xã có nhà văn hóa diện tích 500m2, có một sân thể thao nhưng chưa đạt. Do diện tích còn hẹp, trang thiết bị hoạt động chưa đầy đủ. Xã quy hoạch lại mặt bằng đảm bảo diện tích, vị trí thuận lợi và đảm bảo xây dựng theo mô hình mới là trung tâm Văn hóa – Thể thao của xã gồm các thiết chế thư viện, phòng thông tin, các câu lạc bộ, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, sân tập luyện ngoài trời.

- Khu di tích cách mạng Mỹ Khánh đã được chỉnh trang nâng cấp năm 2020.

- Trên địa bàn điểm sinh hoạt văn hóa ấp Bình Hòa 2 chưa có sân vận đông. 

     6.6. Công trình thương mại:

- Chợ dân cư Mỹ Khánh được xây dựng năm 2016 tại ấp Bình Hòa, với diện tích 3,6 ha, hằng năm có kế hoạch tu sửa. Năm 2020, chợ đã bổ sung, điều chỉnh nội quy chợ, phương án bố trí, sắp xếp lại hộ tiểu thương trong chợ mua bán đúng quy định. 

     6.7. Các Công trình công cộng khác:

- Các hoạt động thể dục thể thao được tổ chức sôi nổi với nhiều giải thi đấu như: Bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng, kéo co, đẩy rậy, chạy việt dã...tạo không khí vui tươi trên địa bàn. Phát động phong trào ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân- Phổ cập bơi năm 2020 theo kế hoạch của thành phố.

- Có câu lạc bộ đờn ca tài tử, câu lạc bộ bóng đá, bóng chuyền, 01 câu lạc bộ văn nghệ, 01 câu lạc bộ đàn ca tài tử người cao tuổi, 01 câu lạc bộ võ thuật Vovinam; có 02 hồ bơi cho trẻ em ở tại đây.

     6.8. Các công trình tôn giáo, tín ngưỡng:

- Công tác dân tộc, tôn giáo luôn được quan tâm; các chính sách dân tộc-tôn giáo, hoạt động thăm hỏi nhân dịp lễ, tết được Chính quyền địa phương thực hiện kịp thời, đúng quy định qua đó góp phần củng cố và tăng cường lòng tin của các dân tộc, các tín đồ với Đảng và Nhà nước.

- Cơ sở thờ tự, tín ngưỡng dân gian trên địa bàn được tổ chức trang nghiêm, theo quy định của nhà nước và truyền thống tốt đẹp của dân tộc thu hút được đông đảo người dân tham gia và thu hút nhiều du khách từ địa phương khác.

- Có Thánh thất họ đạo Phước Hòa.

     6.9. Các công trình di tích lịch sử:

Có khu di tích lịch sự cách mạng xã Mỹ Khánh.

     VII. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

     7.1. Hệ thống giao thông

- Toàn xã có đường trục ấp, liên ấp với tổng chiều dài 13,5 km; trong đó đã đạt chuẩn 8 km, chiếm tỷ lệ 59,26%.

- Đường từ trung tâm xã đến thị xã với chiều dài 4,4 km; trong đó cứng hóa đạt chuẩn Bộ GTVT là 0,8 km.

- Đường dân sinh ở toàn xã bao gồm:

- Đường ngõ, xóm (đường dân sinh) và rải đá cấp phối, sạch không lầy lội 7,1 km/ 7.1 km, đạt tỷ lệ 100%.

- Đường giao thông nội đồng tổng chiều dài 9,6 km.

- Giao thông thủy: các tuyến giao thông thủy như: rạch Long Xuyên, rạch Bổn Sầm, rạch Cái Chiên, rạch Bà Bống, rạch Thầy Giáo, rạch Ông Câu, rạch Dung, kênh ranh Ba Xã, kênh Lọ Nồi.

     7.2. San nền thoát nước mưa:

- San nền chống lũ triệt để, cao trình san lấp +3,1m so với hệ cao độ quốc gia.

          - Thoát nước mưa: Giải pháp thoát nước mưa cho khu dân cư là hệ thống thoát nước mưa riêng, mương cống được lắp đặt tại các khu vực xây dựng tập trung, nước mưa từ cống được thoát trực tiếp ra các mương, rạch. Đối với các khu dân cư theo tuyến, cặp kênh thì tận dụng địa hình tự nhiên thoát xuống kênh rạch.

          - Hệ thống mương tưới tiêu chính phục vụ sản xuất: các kênh, rạch.

            7.3. Cấp nước:

            - Các giải pháp cấp nước: Cấp từ nhà máy nước Bình Đức thuộc phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

          - Nguồn cung cấp: khai thác từ nguồn nước mặt sông Hậu.

          - Quy hoạch mạng lưới đường ống cấp nước chính.

          - Tiêu chuẩn cấp nước: (QXD VN 01:2021/BXD)

                    + Nước sinh hoạt (Qsh)            : 80 lít/người/ngày.đêm.

                    + Nước công cộng (Qcc)          : 8% nước sinh hoạt.

                    + Nước sản xuất TTCN (Qcn)  : 8% nước sinh hoạt.

            7.4. Cấp điện:

            - Nguồn cấp điện xã Mỹ Khánh được cấp từ nguồn điện qua hệ thống trung thế 110/35kv/22kv.

            7.5. Khu tập kết trung chuyển rác:

          7.5.1.          Thu gom và xử lý rác:

          - Hiện nay địa phương có 3 điểm tập kết rác tại Trường Mẫu Giáo Vành Khuyên (điểm phụ Bình Khánh), công viên Lê Văn Tám, Khu Hành chính xã Mỹ Khánh, đơn vị thu gom rác là Công ty Môi trường Đô thị TPLX, thời gian thu gom rác của xí nghiệp Môi trường Đô thị từ 10 giờ 30 đến 12 giờ hằng ngày. Hiện có 4/4 ấp có thu gom rác thải sinh hoạt, đối với các hộ không có tuyến thu gom rác thì được UBND xã tuyên truyền vận động xử lý rác bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Với công tác thu gom vận chuyển và xử lý trên địa bàn nên không có đoạn sông, kênh, rạch bị ô nhiễm môi trường.

          7.5.2.          Thu gom và xử lý nước thải: Chưa có hệ thống tập trung, chờ xử lý cục bộ qua ao lắng.

          - Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường (đạt 100%). Trên địa bàn các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng phải đăng ký thủ tục về môi trường, kết quả 100% cơ sở đã thực hiện đầy đủ thủ tục về bảo vệ môi trường đúng theo quy định.

          - Do đặc thù của địa phương, đa số hộ dân sống dọc theo kênh rạch không có diện tích đất rộng để xây dựng nên việc xây nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt tỷ lệ đạt không cao. Địa phương có kế hoạch vận động tuyên truyền để người dân hiểu rõ việc cần thiết phải xây dựng nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 03 sạch vào năm 2021 đạt tỷ lệ 95%.

- Tình hình xả thải trực tiếp xuống sông gây ô nhiễm môi trường nước, cũng như là ô nhiễm môi trường xung quanh rất lớn. Đã hỗ trợ các hộ chăn nuôi theo Quyết định số 50/2014-QĐ-TTg xây dựng các hầm biogas để xử lý chất thải chăn nuôi đối với các hộ chăn nuôi tập trung với số lượng là 06 hầm biogas, còn lại các hộ nhỏ lẻ phải đào hố tự hoại xử lý nước trước khi thải xuống sông.

     7.6. Khu nghĩa trang:

- Sử dụng nghĩa trang của thành phố Long Xuyên tại phường Mỹ Hòa.

 

 dghc7

 

     VIII. HIỆN TRẠNG CÁC QUY HOẠCH, DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

- Các dự án đăng ký kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025, nguồn vốn ngân sách thành phố Long Xuyên.

TT

Nội dung

Qui mô

Ghi chú

8.1

Về giao thông vận tải:

-

Xây dựng đường cầu Ông Câu (bờ phải)

Chiều dài 219m 

Đã được duyệt đầu tư

-

Xây dựng đường cầu Câu Quản (bờ phải)

Chiều dài 150m

Đã được phê duyệt đầu tư

-

Nâng cấp, mở rộng đường Bà Bóng (BP) ấp Bình Hòa 1

Chiều dài 500m

Đã được phê duyệt đầu tư

-

Nâng cấp, mở rộng đường Cái Chiêng (bờ trái)

Chiều dài 1.400m

Mở rộng 4m

-

Nâng cấp, mở rộng đường Thông Lưu (bờ trái)

Chiều dài 500m

Mở rộng 4m

-

Nâng cấp, mở rộng đường Bổn Sầm (bờ trái)

Chiều dài 1.231m

Mở rộng đường 3,5m, có gia cố rọ đá học 100m

-

Nâng cấp đường Mương Tường - Ngã Bát

Chiều dài 400m

Mở rộng đường 4m

-

Nâng cấp, mở rộng đường Mương Ngươn (bờ trái)

Chiều dài 1.200m

Đường dal 3,5m

-

Xây dựng đường Thầy Lộc (bờ trái)

Chiều dài 1.500m

Đường dal 3m

-

Xây dựng đường Khu dân cư Chín Ngói ấp Bình Hòa 1

Chiều dài 245,8m

Đường dal 3m

-

Xây dựng đường Khu dân cư 252 ấp Bình Hòa 1

Chiều dài 411,1m

Đường dal 2m

-

Xây dựng cầu Rạch Dứa

Chiều dài 22,5m

BTCT ngang 7m

8.2

Về thể thao:

-

Xây dựng sân bóng đá mini (nằm trong khuông viên TTVT&HTCĐ xã Mỹ Khánh

800 m2

 

8.3

Các công trình trụ sở cơ quan quản lý xã:

-

Xây dựng Văn phòng ấp Bình Hòa 2

 

 

-

Xây dựng trụ sở Công an xã Mỹ Khánh

1.300 m2

Đã được duyệt đầu tư

     IX. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP

     9.1. Những mặt đã làm được:

- Trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là điểm xuất phát các tiêu chí đạt thấp, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cũng như đầu tư vốn của Trung ương, UBND tỉnh An Giang, UBND thành phố, các Phòng ban và sự chỉ đạo kịp thời của Đảng ủy, UBND xã Mỹ Khánh, Chính quyền và nhân dân trong xã đã đưa phong trào mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào thi đua sâu rộng toàn xã.

- Bước đầu đã đạt được những kết quả nổi bật như: thu thập bình quân tăng, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng dần hàng năm, công tác xã hội hóa được người dân đồng tình ủng hộ xây cầu, nâng cấp và sửa chữa đường để phục vụ đi lại cho bà con.

- Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng trong toàn xã hội, với cả hệ thống chính trị cùng tham gia chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện, bước đầu đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi như: sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện theo hướng tăng năng suất, chất lượng, tăng thu nhập bình quân đầu người, giảm tỷ lệ hộ nghèo, lao động có việc làm và qua đào tạo tăng lên, góp phần tăng dân trí, làm thay đổi diện mạo cảnh quan môi trường, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững...Kết cấu hạ tầng được đầu tư phát triển đảm bảo như: giao thông nông thôn, trang thiết bị trường học các cấp, trạm y tế được đầu tư xây dựng, trụ sở làm việc và các thiết chế văn hóa được cấp trên quan tâm đầu tư hoàn thiện.

     9.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

- Sản xuất nông nghiệp phát triển chưa đồng bộ, giá nông sản thấp, lợi nhuận của nông dân chưa cao. Sản xuất hoa màu còn mang nhiều tính tự phát, chưa được tập trung định hướng con giống và cây trồng, giá cả đầu ra không ổn định.

- Nhận thức của một số ít người dân chưa cao, xem đây là chương trình của nhà nước nên ít tham gia thực hiện và đóng góp xây dựng các chỉ tiêu không cần vốn và các chỉ tiêu cần vốn trên địa bàn.

- Trong chăn nuôi, thủy sản có phát triển và nhân rộng mô hình, nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường rác thải chưa xử lý hiệu quả.

- Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có chuyên môn, kinh nghiệm, khó khăn trong việc lập thủ tục hồ sơ, đối với các công trình do xã làm chủ đầu tư.

CHƯƠNG III

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG

     I. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN TOÀN XÃ MỸ KHÁNH

Gồm 2 khu vực phát triển như sau:

     1.1. Khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch chung thành phố Long Xuyên:

     1.1.1. Khu vực đã có dự án đăng ký đầu tư và quy hoạch chi tiết từ ranh giới thành phố Long Xuyên đến đường Vành Đai (đang xây dựng) gồm các khu dân cư Sao Mao - Bình Khánh và khu đô thị mới Bình Khánh và một phần đất hiện trạng xây chen (khoảng 150 ha).

     1.1.2. Khu dự kiến phát triển đô thị từ đường Vành Đai đến đường dự kiến theo tuyến cao thế 110kv, 220kv Long Xuyên - Châu Đốc qua địa giới Mỹ Khánh (đã định hướng trong Quy hoạch phân khu được duyệt). Chủ yếu phát triển dân cư đô thị, các công trình qui mô cấp đô thị phục vụ thành phố Long Xuyên như trạm dừng chân, công viên chuyên đề và một phần dân cư hiện trạng xây chen.

     1.2. Khu vực phía Tây đường dây điện 110kv, 220kv đến hết ranh xã khoảng 600 ha, định hướng phát triển chủ yếu là vùng nông nghiệp công nghệ cao sản xuất hàng hóa phục vụ cư dân đô thị thành phố Long Xuyên bao gồm:

- Các sản phẩm du lịch sinh thái: vườn sinh thái, homestay du lịch trải nghiệm (sản xuất, xuồng chèo trong kênh rạch, vườn dâu, ẩm thực...).

- Các sản phẩm nông nghiệp phục vụ đô thị: Cây ăn quả, rau xanh công nghệ cao, rau sạch, hoa tươi kết hợp vườn sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm.

- Vùng chăn nuôi cá tập trung tận dụng cùng vùng nuôi Hòa Bình Thạnh huyện Châu Thành cung cấp thực phẩm tươi sống cho dân đô thị, dân công nghiệp.

- Mở rộng khu di tích cách mạng Mỹ Khánh, bổ sung hiện vật trưng bày kết hợp bến thuyền du lịch sông nước kênh Rạch Giá - Long Xuyên và các kênh rạch của vùng du lịch sinh thái nội đồng...

     II. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC CÁC KHU DÂN CƯ

     2.1. Khu dân cư đô thị dịch vụ thương mại:

- Phát triển theo đồ án Quy hoạch chung thành phố Long Xuyên đến hai bên phường Bình Khánh từ đường Vành Đai (đã có đồ án Quy hoạch phân khu và Quy hoạch chi tiết).

- Khu dân cư cải tạo xây dựng cặp Kênh Rạch Giá - Long Xuyên.

- Khu dân cư các khu tái định cư, vượt lũ, chợ Mỹ Khánh, khu dân cư trung tâm xã.

- Khu dân cư tái định cư cho các hộ trên kênh rạch cần phải di dời tái định cư và một phần cho các đối tượng chính sách, các cán bộ chưa có điều kiện ổn định chổ ở dự kiến bố trí ở bờ Đông Kênh Thầy Lộc (có một phần quỹ đất nhà nước quản lý sẵn).

     2.2. Khu dân cư nông thôn cặp các rạch tự nhiên: Định hướng dân cư kết hợp du lịch sinh thái và sản xuất phục vụ cư dân đô thị thành phố Long Xuyên. Dân cư nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp sản xuất và dịch vụ du lịch, lad quỹ đất ở kết hợp theo hướng mở rộng xây chen cho phép chuyển đổi mục đích theo yêu cầu.

     III. ĐỊNH  HƯỚNG CÁC CÔNG TRÌNH DỊCH VỤ ĐÔ THỊ

     3.1. Các công trình phát triển theo dự án đồng bộ: Đầu tư theo dự án được duyệt

     3.2. Các công trình phục vụ địa bàn xã:

- Giáo dục: Hoàn chỉnh các công trình hiện có đạt chuẩn.

- Y tế: Trạm y tế nâng cấp.

- Thương mai: Chợ và dân cư Mỹ Khánh mới, giữ lại một phần chợ Cái Chiên (trung tâm xã).

- Hành chính: Đã xây dựng đồng bộ, tiếp tục hoàn chỉnh.

- Văn hóa - TDTT: Xây dựng Sân vận động tại Khu Trung tâm xã.

- Văn hóa lịch sử: Có điều kiện mở rộng khu di tích cách mạng Mỹ Khánh là khu di tích cách mạng của thành phố kết hợp nhà văn hóa và bến thuyền du lịch.

- Khu tái định cư mới ở bờ Đông kênh Thầy Lộc.

- Khu dân cư phát triển hiện có cặp kênh Rạch Giá - Long Xuyên và cặp rạch khác cho phát triển xây chen theo định hướng chức năng ở và phát triển hỗn hợp cho mục đích đa dạng ngành nghề.

- Dân cư phía bờ kênh Rạch Giá - Long Xuyên giữ lại những khu hiện trạng đông dân cư và quỹ đất đến bờ kênh đủ rộng, khi xây dựng có khoảng an toàn bờ sông kênh rộng ≥ 10m chỉ bố trí cây xanh, sân bãi.

- Cây xanh: bờ kênh Rạch Giá - Long Xuyên phải đảm bảo khoảng cách ly cây xanh rộng 10m, cây xanh vườn sinh thái, cây xanh vườn đặc dụng, công viên chuyên đề theo định hướng Quy hoạch chung thành phố Long Xuyên phục vụ cho cả thành phố.

     IV. CÁC CÔNG TRÌNH SẢN XUẤT

- Giữ lại các nhà máy cặp kênh Rạch Giá - Long Xuyên: Xay xát, nước đá, hàng tiêu dùng...

- Các bãi cung ứng vật liệu xây dựng cặp kênh Rạch Giá - Long Xuyên.

- Tổ chức các liên kết hợp tác xã để sản xuất đặc sản phục vụ du lịch (rượu dâu, khô, nước hoa quả...).

     V. ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH

Xã Mỹ Khánh sẽ phát triển mạnh khi các trục Vành Đai và cầu qua kênh Rạch Giá - Long Xuyên hoàn thành, tốc độ đô thị hóa sẽ cao theo qui mô phát triển thành phố Long Xuyên, vì vậy cần định hướng cho Mỹ Khánh là một phần cung cấp rau xanh, trái cây sạch kết hợp du lịch sinh thái nhà vườn, du lịch trải nghiệm homestay, farmstay, farmerwork...để sớm đưa Mỹ Khánh là một làng du lịch có bản sắc không những phục vụ cho dân đô thị nghỉ ngơi, vui chơi vào cuối tuần mà còn là một nơi trải nghiệm cho du khách gần xa kể cả khách quốc tế.

     VI. BẢNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2030

     6.1. Đất đơn vị ở: diện tích 107,61 ha

TT

Đất ở hỗn hợp

Ký hiệu lô

Diện tích (ha)

a

Đất ở hiện trạng có đất hỗn hợp

 

78,62

 

 

HT-1

9,96

 

 

HT-2

11,87

 

 

HT-3

16,60

 

 

HT-4

8,60

 

 

HT-5

10,67

 

 

HT-6

9,39

 

 

HT-7

7,73

 

 

HT-8

3,80

b

Đất ở mới

 

25,75

 

 

MĐC-1

1,60

 

 

MĐC-2

2,15

 

 

MĐC-3

22,00

c

Đất Nhà đại đoàn kết

 

0,24

d

Nhà tái định cư

TDC

3,00

 

     6.2. Đất công trình công cộng: diện tích 3,17ha

TT

Đất Công Trình Công Cộng

Ký hiệu lô

Diện tích (ha)

 1

Khu hành chánh xã (Ủy ban-CA-Y tế - Bưu điện)

HC-1

0,45

 2

Công trình hành chánh

HC-2

1,30

 3

Trung tâm bảo tàng

TTBT

0,82

 4

Chợ Mỹ khánh

CHO

0,44

 5

Công an (hiện hữu)

CA

0,14

 6

Các văn phòng ấp

 

0,02

 

TỔNG CỘNG

 

3,17

 

     6.3. Đất giáo dục: diện tích 3,46 ha

TT

Đất Giáo Dục

Ký hiệu lô

Diện tích (ha)

 1

Trường THCS Phan văn Trị

THCS

0,5

 2

TrườngTiểu học Lê văn Tám (điểm chính)

TH-1

0,85

 3

TrườngTiểu học Lê văn Tám (điểm phụ)

TH-2

0,22

 4

TrườngTiểu học (dự kiến)

TH-3

0,9

 5

Trường Mẫu giáo Vành khuyên (điểm chính)

MG-1

0,36

 6

Trường Mẫu giáo Vành khuyên (điểm phụ)

MG-2

0,18

 7

Trường Mẫu giáo (dự kiến)

MG-3

0,45

 

TỔNG CỘNG

 

3,46

     6.4. Đất cây xanh - Văn hóa - Thể dục thể thao: diện tích 60,77 ha

TT

Đất Cây Xanh - VH - TDTT

Ký hiệu lô

Diện tích (ha)

 

Khu di tích cách mạng Mỹ Khánh

DTCM

1,72

 

Trung tâm văn hóa - TDTT

TTVH-TT

0,29

 

Sân bóng đá

SVĐ

1,60

 

Cây xanh chuyên đề

CXCĐ-1

16,0

 

Cây xanh chuyên đề

CXCĐ-2

7,80

 

Cây xanh chuyên đề

CXCĐ-3

13,74

 

Công viên cây xanh

CX-1

0,50

 

Công viên cây xanh

CX-2

15,50

 

Công viên cây xanh

CX-3

0,92

 

Công viên cây xanh

CX-4

0,80

 

Công viên cây xanh

CX-5

0,70

 

Công viên cây xanh

CX-6

1,20

 

TỔNG CỘNG

 

60,77

     6.5. Đất Thương mại dịch vụ: diện tích 11,41 ha

TT

Đất Thương mại dịch vụ

Ký hiệu lô

Diện tích (ha)

 

Đất Thương mại dịch vụ

TMDV-1

1,17

 

Đất Thương mại dịch vụ

TMDV-2

3,80

 

Đất Thương mại dịch vụ

TMDV-3

4,72

 

Chợ Mỹ khánh

CHO

0,44

 

Công ty, Doanh nghiệp, Cửa hàng xăng dầu, Vật liệu xây dựng…..

 

1,28

 

TỔNG CỘNG

 

11,41

 

     6.6. Đất Thương mại dịch vụ du lịch: diện tích 188,64 ha

TT

Đất Thương mại dịch vụ du lịch

Ký hiệu lô

Diện tích (ha)

 

Đất Dịch vụ du lịch sinh thái

 DV-DL-01

100,58

 

Đất Dịch vụ du lịch sinh thái

 DV-DL-02

81,68

 

Khu làng dâu tằm

 LDT

2,80

 

Vườn sinh thái Hoàng Long

 

1,08

 

Vườn sinh thái Quê homestay

 

1,17

 

Vườn sinh thái chợ Mỹ khánh

 

1,33

 

TỔNG CỘNG

 

188,64

     6.7. Đất nông nghiệp: diện tích 525,86 ha

TT

Đất Nông Nghiệp

Ký hiệu lô

Diện tích (ha)

 

Vùng nông nghiệp CNC kết hợp du lịch sinh thái

 NN-1

36,00

 

Vùng nông nghiệp CNC kết hợp du lịch sinh thái

 NN-2

154,26

 

Vùng nông nghiệp CNC kết hợp du lịch sinh thái

 NN-3

91,00

 

Vùng nông nghiệp CNC kết hợp du lịch sinh thái

 NN-4

93,60

 

Vùng trồng lúa đặc sản

 NN-5

79,00

 

Vùng trồng lúa đặc sản

 NN-6

72,00

 

TỔNG CỘNG

 

525,86

 

     6.8. Bảng cân bằng sử dụng đất theo từng giai đoạn:

STT

TÊN LOẠI ĐẤT

NĂM 2025 (11.600 DÂN)

NĂM 2030 (13.000 DÂN)

Tiêu chuẩn
(m2/người)

Tiêu chuẩn
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Tiêu chuẩn
(m2/người)

Tiêu chuẩn
(ha)

Tỷ lệ
(%)

A/

ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

102,00

119,37

     12,29  

175,00

227,85

    23,46  

1

Đất dân dụng

92,00

106,63

     89,33  

126,00

163,53

    71,77  

 

Đất ở hỗn hợp

 

85,61

 

 

107,61

 

Đất công trình công cộng

 

1,05

 

 

3,17

 

Đất giáo dục

 

2,11

 

 

3,46

 

Đất thương mại dịch vụ

 

1,71

 

 

11,41

 

Đất Cây xanh - Văn Hóa - TDTT

 

4,61

 

 

23,23

 

Đất giao thông nội thị

 

11,54

 

 

14,65

 

2

Đất ngoài dân dụng

10,00

12,74

10,67

49,00

64,32

    28,23  

 

Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật

 

0,04

 

 

2,04

 

 

Đất Cây xanh chuyên đề

 

 

 

 

37,54

 

 

Đất tiểu thủ công nghiệp

 

1,50

 

 

1,50

 

 

Đất giao thông đối ngoại

 

11,20

 

 

23,24

 

B/

ĐẤT KHÁC

 

743,68

     76,56  

 

635,20

    65,39  

 

Đất nông nghiệp

 

634,20

 

 

525,72

 

 

Làng dâu tằm

 

2,80

 

 

2,80

 

 

Vườn sinh thái Hoàng Long

 

1,08

 

 

1,08

 

 

Vường sinh thái Quê homestay

 

1,17

 

 

1,17

 

 

Vường sinh thái chợ Mỹ khánh

 

1,33

 

 

1,33

 

 

Đất Tôn giáo

 

0,08

 

 

0,08

 

 

Đất Quân sự

 

1,24

 

 

1,24

 

 

Đất hành lang an toàn điện

 

11,30

 

 

11,30

 

 

Đất sông, Rạch, mặt nước

 

90,48

 

 

90,48

 

C/

ĐẤT DỰ ÁN

 

108,36

     11,15  

 

108,36

    11,15  

 

Khu đô thị mới bình khánh (T&T)

 

93,95

 

 

93,95

 

 

khu đô thị mới Sao Mai Bình khánh 4

 

14,41

 

 

14,41

 

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

971,41

100%

 

971,41

100%

 

dghc9

CHƯƠNG IV

ĐỊNH HƯỚNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

 

     I. CHUẨN BỊ KỸ THUẬT:

San nền: Thực hiện theo Quyết định số 56/2020/QĐ-UBND quy định về cao độ thiết kế cho các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Cao độ san nền: + 3,0m ¸ 3,1m.

     II. HỆ THỐNG GIAO THÔNG

- Giao thông bộ: Xác định mạng lưới giao thông bộ, lộ giới các trục đường trên địa bàn xã Mỹ Khánh.

+ Giao thông đối ngoại: Đường tránh thành phố Long Xuyên qua địa bàn xã.

+ Giao thông trục liên xã, giao thông xóm, ấp…

+  Giao thông khu vực trung tâm xã…

- Giao thông thủy: Kênh Rạch Giá – Long Xuyên là đường giao thông thủy chiến lược. Xác định hệ thống sông, kênh, rạch; các cơ sở sản xuất tận dụng giao thông thủy, các lợi thế cảnh quan sông nước, tác động sạt lỡ bờ có giải pháp gia cố, bề rộng các tuyến sông, kênh, rạch…

- Định hướng quy hoạch xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật.

Bảng thống kê hệ thống giao thông

TT

Tên đường

Chiều dài

(m)

Mặt cắt

Lề

Lòng

Lề

Lộ giới

(m)

1

Đường vành đai ngoài

2.200

1-1

18

16-4-16

18

72

2

Đường vành đai (tuyến tránh)

2.030

2-2

5

7-2,5-12-2-12-2,5-7

5

55

3

Đường vành đai trong

920

3-3

5

6-3-14-3-6

5

42

4

Đường Võ Văn Hoài

7.330

12-12

1,5

7

1,5

20

5

Đường N9

1.050

4-4

6

12

6

24

6

Đường Khu hành chính

240

5-5

3

7

3

13

7

Đường cặp mương hậu khu HC

435

7-7

3

6

3

12

8

Đường KDC chợ Mỹ Khánh

1.564

6-6

2-3

6

2-3

10-12

9

Đường cặp rạch Cái Chiêng

3.250

8-8

0,75

3,5

0,75

5

10

Đường cặp rạch Bổn Sầm

1.574

8-8

0,75

3,5

0,75

5

11

Đường cặp rạch Thầy Lộc

3.234

9-9

0,5

3

0,5

4

12

Đường cặp rạch Mương Ngươn

5.020

9-9

0,5

3

0,5

4

13

Đường cặp rạch Mương Tường

2.607

9-9

0,5

3

0,5

4

14

Đường cặp rạch Thông Lưu

462

10-10

0,75

3,5

0,75

5

15

Đường cặp kênh ranh, Ba Xã

5.114

10-10

0,75

3,5

0,75

5

16

Đường cặp rạch Bà Bống lớn, nhỏ

2.648

11-11

0,5

3

0,5

4

17

Đường cặp rạch Ngã Bát

1.129

11-11

0,5

3

0,5

4

18

Đường cặp rạch Chà Dà

856

11-11

0,5

3

0,5

4

 

dghc10

     III. HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

Tiêu chuẩn cấp nước theo QCVN 01:2021/BXD

- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt (Qsh): 80 lít/người/ngày đêm.

- Cấp nước cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp: ³ 8% Qsh.

TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC CẤP

STT

NỘI DUNG

KÝ HIỆU

KHỐI LƯỢNG

ĐƠN VỊ

A/

Giai đoạn ngắn hạn (2025)

 

 

 

 

 + Số người được cấp nước N

N

11600

người

 + Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt q = 150 lit/ngườ/ngày.đêm

q

0,15

m3/người/ngày.đêm

Tổng Lưu Lượng nước cấp:

Qt

2.406,77

m3/ngày đêm

B/

Giai đoạn ngắn hạn (2030)

 

 

 

 

 + Số người được cấp nước N

N

13000

người

 + Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt q = 150 lit/ngườ/ngày.đêm

q

0,15

m3/người/ngày.đêm

* Nước cấp sinh hoạt: qsh = q x N

qsh

1950

m3/ngày đêm

* Nước phục vụ công cộng: qdv = 10% x qsh

qdv

195,00

m3/ngày đêm

* Tưới cây + rửa đường: qtc = 8% x qsh

qtc

156,00

m3/ngày đêm

* Nước dự phòng rò rỉ:  qdp =15% (qsh + qdv+ qtc)

qdp

292,50

m3/ngày đêm

* Nước bản thân nhà máy :
  
qbt =4% (qsh + qcc+ qsh + qtc)

qnm

103,74

m3/ngày đêm

Tổng Lưu Lượng nước cấp:
Qtổng =
qsh + qdv + qtc + qdp+ qnm

Qt

2.697,24

m3/ngày đêm

 

     IV. HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN

- Tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt: ³ 400 KWh/người.năm

- Phụ tải cấp điện sinh hoạt: ³ 200 W/người.

TÍNH TOÁN CẤP ĐIỆN

 

TT

Loại phụ tải

Dân số

Tiêu chuẩn

Đvt

C.suất (Kw)

 
 

A/

Giai đoạn ngắn hạn (2025)

 

 

 

 

 

1

Phụ tải điện sinh hoạt (450 w/ng)

   11.600

450

W/người

5.220,0

 

 

   * Cấp điện công trình công cộng (40%)

Phụ tải điện sinh hoạt

40%

2.088,0

 

 

   * Hao hụt - dự phòng (15%)

Phụ tải điện sinh hoạt

15%

783,0

 

2

Tổng công suất tiêu thụ

8.091,0

 

B/

Giai đoạn ngắn hạn (2030)

 

 

 

 

 

1

Phụ tải điện sinh hoạt (700 w/ng)

   13.000

700

W/người

9.100,0

 

 

   * Cấp điện công trình công cộng (40%)

Phụ tải điện sinh hoạt

40%

3.640,0

 

 

   * Hao hụt - dự phòng (15%)

Phụ tải điện sinh hoạt

15%

1.365,0

 

2

Tổng công suất tiêu thụ

14.105,0

 

TỔNG DUNG LƯỢNG BIẾN ÁP (Lấy tròn : 17.630 kva)

 

 

     V. THOÁT NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

- Thu gom nước thải sinh hoạt: ³ 80% lượng nước cấp.

- Rác thải: 0,8 kg/người.ngày.

- Tỷ lệ thu gom rác (chất thải rắn): 100%.

- Tại các khu vực công trình công cộng bố trí thùng đựng rác thải, khu vực dân cư tự thu gom rác sinh hoạt và đổ ra xe thu gom vào các ngày thu gom định kỳ trong tuần. Thu gom bằng hệ thống xe rác và tập trung tại các vị trí tập kết CTR.

TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC THẢI

NỘI DUNG

QUI MÔ

ĐƠN VỊ

   + Tổng lưu lượng Nước cấp: Qcấp

Qc

2.697,24

m3/ngày.đêm

   + Tổng lưu lượng Nước thải: Qthải ≥ 90% Qcấp tương ứng

Qt

2.427,52

m3/ngày.đêm

   # Tổng lưu lượng Nước thải toàn khu là 2427,52 m3/ngày.đêm

 

   # Xây dựng Bể xử lý qui mô 2500 m3/ngày.đêm

 

     VI. THÔNG TIN LIÊN LẠC

- Sử dụng tổng đài thành phố Long Xuyên và các dịch vụ thông tin khác như: mạng 4G, 5G, internet...

     VII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

          - Thực hiện theo Điểm e, khoản 1, Điều 18 của Nghị định  số 44/2018/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phú Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng

+ Đánh giá hiện trạng về điều kiện địa hình, các vấn đề xã hội, văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.

+ Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường; Đề xuất hệ thống các tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp quy hoạch không gian, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật tối ưu cho khu vực quy hoạch.

+ Đề ra các biện pháp cụ thể giảm thiểu, khắc phục tác động đến môi trường khi triển khai thực hiện quy hoạch.

+ Lập kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.

(Ngoài các vấn đề nêu trên, nội dung và hồ sơ đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng).

CHƯƠNG V

         KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

        Đồ án Quy hoạch chung xã Mỹ Khánh đã cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Long Xuyên, tầm nhìn năm 2035 và các mục tiêu chiến lược  phát triển của xã, định hướng phát triển phù hợp với các đặc điểm riêng của xã, đề ra các dự án ưu tiên đầu tư cụ thể từng bước xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo bộ mặt cảnh quan cho khu vực từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống tăng thu nhập của người dân, làm nền tảng cho việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

       Để đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng xã Mỹ Khánh có thể triển khai thực hiện được hiệu quả đề nghị các cấp ban ngành cho ý kiến đóng góp để đơn vị tư vấn hoàn chỉnh hồ sơ sớm thỏa thuận Sở Xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt.