Tổ chức Hội nghị triển khai văn bản pháp luật lần 1 năm 2024
Thực hiện Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 24/01/2024 của UBND xã Mỹ Khánh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở và xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024.
Chiều ngày 17/4/2024, Ủy ban nhân dân xã Mỹ Khánh tổ chức Hội nghị triển khai văn bản pháp luật về tuyên truyền, phổ biến pháp luật hòa giải cơ sở và kỹ năng hòa giải năm 2024.

Quang cảnh Hội nghị triển khai văn bản pháp luật năm 2024
Đến dự hội nghị có bà Nguyễn Thị Trúc Hồng – Phó trưởng phòng Tư pháp thành phố; các đồng chí lãnh đạo Đảng Ủy, HĐND – UBND – UBMTTQVN xã; các ngành, đoàn thể chính trị - xã hội, thành viên tổ hòa giải, hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai, Tổ trưởng Tổ tự quản trên địa bàn xã cùng tham dự.

Bà Nguyễn Thị Trúc Hồng - Phó Trưởng phòng Tư pháp TPLX phát biểu tại Hội nghị triển khai văn bản pháp luật năm 2024
Tại Hội nghị, đại biểu được nghe bà Nguyễn Thị Trúc Hồng – Phó trưởng phòng Tư pháp thành phố giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật hòa giải cơ sở và kỹ năng hòa giải. Hội nghị triển khai các nội dung về tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại địa phương. Nhằm tuyên truyền cho cán bộ đảng viên và nhân dân hiểu rõ công tác Hòa giải ở cơ sở là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam, là hoạt động mang tính tự nguyện, tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Hoạt động hòa giải ở cơ sở về bản chất là hướng dẫn, giúp đỡ thông qua việc thuyết phục, vận động các bên đi đến thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng.
Thông qua buổi tuyên tuyền các hòa giải viên, thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và các đại biểu tham dự được nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực trình độ nghiệp vụ đối với công tác hòa giải cơ sở. Vì vậy hòa giải ở cơ sở đã khẳng định vai trò to lớn, ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và Nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Ngọc Thị