Skip to main content

Mỹ Khánh tổ chức lễ ra mắt thực hiện tuyến đường, chợ, ấp thanh toán không dùng tiền mặt

           Thực hiện Kế hoạch số 331/KH-UBND ngày 17/01/2024 của UBND thành phố Long Xuyên về việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên các tuyến đường, chợ, khóm ấp trên địa bàn thành phố năm 2024 và Kế hoạch số 20/KH-UBND, ngày 06/02/2024 của UBND xã về thực hiện tuyến đường, chợ, ấp thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn xã năm 2024.

1

Quang cảnh buổi lễ ra mắt thực hiện tuyến đường, chợ, ấp thanh toán không dùng tiền mặt

      Ngày 03/05/2024, UBND xã Mỹ Khánh tổ chức Lễ ra mắt tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt tại tuyến chính ấp Bình Hòa và hướng tới sẽ nhân rộng trên địa bàn toàn xã. Đồng thời, Ủy ban nhân dân xã kết hợp với các ấp, đơn vị Viettel An Giang, Ngân hàng nông nghiệp An Giang ra quân diễu hành trên địa bàn xã nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng và lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt.

23

UBND xã kết hợp đơn vị Viettel An Giang, Ngân hàng nông nghiệp An Giang  diễu hành “Tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt” trên địa bàn xã

        Mô hình “Tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt”, địa phương nhận thấy đây là mô hình hay, quy tụ được các ban ngành, đoàn thể và Nhân dân cùng tham gia, nhất là các hộ kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện việc thanh toán giao dịch thông qua các ứng dụng điện tử như app ngân hàng, app viễn thông,…

24

        Năm 2024, UBND xã triển khai mô hình thí điểm “Tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt” trên tuyến đường chính ấp Bình Hòa (từ văn phòng ấp đến cầu Bổn Sầm) với 200 hộ dân và cơ sở sản xuất kinh doanh. Địa phương phối hợp đơn vị Viettel An Giang, Ngân hàng nông nghiệp An Giang tổ chức buổi lễ ra mắt mô hình, áp dụng thực hiện thí điểm mô hình. Hiện nay, vẫn còn khá nhiều cơ sở kinh doanh vẫn chưa quen đến hình thức thanh toán thương mại điện tử không dùng tiền mặt.

        Chợ Mỹ Khánh thực hiện mô hình thanh toán không dùng tiền mặt, với tổng số 40  tiểu thương buôn bán; hiện nay khoảng 10 tiểu thương vẫn duy trì giao dịch giữa người cung cấp hàng hóa và hộ tiểu thương, với tổng số ước đạt 100 lượt đã thực hiện thanh toán thành công. Tuy nhiên, kết quả thực hiện tại chợ rất hạn chế do một số tiểu thương không biết sử dụng điện thoại thông minh; một số chưa thấy hết lợi ích của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vẫn còn thói quen tư duy sử dụng tiền mặt trong việc thanh toán, ngại khó, sợ chuyển tiền nhầm,... từ đó chưa thấy hết hiệu quả mà công nghệ số mang lại.

       Từ những thực tế nêu trên, địa phương đã tăng cường phối hợp, tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển thanh toán trên địa bàn. Duy trì việc thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cài đặt quét mã QR Code, các ứng dụng thanh toán điện tử đến với người dân.

       Qua thời gian phối hợp với các đơn vị rà soát, khảo sát thì xã đã chọn ấp Bình Hòa, tuyến đường chính của ấp và chợ Mỹ Khánh để thực hiện mô hình thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn gồm:

   + Đối với ấp: chọn Văn phòng Ấp Bình Hòa.

   + Đối với tuyến đường: chọn từ Cầu Thầy Giáo đến cầu Bổn Sầm.

   + Đối với chợ: chọn chợ Mỹ Khánh

       Qua việc thực hiện điểm tại ấp Bình Hòa thì đề nghị Cán bộ phụ trách tham mưu cho UBND xã tiếp tục triển khai, nhân rộng đối với các ấp còn lại. Đồng thời, tiếp thực hiện các nội dung sau:

     Các ấp còn lại phối hợp các ngành, đoàn thể, đơn vị Ngân hàng, viễn thông, Nhân dân, nhất là các hộ kinh doanh, doanh nghiệp cùng nhau tham gia thực hiện hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn. Sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực thương mại, giúp người dân tiếp cận nhanh với những hình thức thanh toán với công nghệ mới, hiện đại góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế số, xã hội số, công khai, minh bạch, thuận tiện.

     Tạo hiệu ứng mạnh mẽ truyền thông hiệu quả về triển khai thực hiện Tuyến đường thanh toán không dùng tiền mặt; thúc đẩy, khuyến khích người tiêu dùng và cơ sở, doanh nghiệp sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử khi giao dịch thanh toán. Có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể; các đơn vị Ngân hàng, viễn thông trong việc triển khai thực hiện. Quá trình thực hiện cần phải huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Đảm bảo an ninh, an toàn, minh bạch và bảo mật thông tin trong các giao dịch sử dụng phương thức thanh toán điện tử.

Ngọc Thị